Giới thiệu về thư viện điện tử

04/07/2019

Nhận thức giải pháp thư viện điện tử…

Cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên số chính là làn sóng phát triển của ngành xuất bản điện tử. Cùng với tỷ lệ sở hữu thiết bị máy tính bảng và máy đọc sách (e-reader) của người dân Mỹ tăng mạnh trong vài năm gần đây, các nhà xuất bản và các hệ thống phát hành đang gia tăng việc cung ứng nguồn sách điện tử (ebooks) cho họ. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, trong năm 2014, có khoảng 28% người Mỹ trưởng thành đọc ít nhất một cuốn sách ở dạng điện tử. Và theo số liệu của Hiệp hội Xuất bản Mỹ thì kể từ quý 1 năm 2012, doanh số sách điện tử tại Mỹ đã vượt doanh số sách bìa cứng.

Nhận thức được sự dịch chuyển trong cách khai thác sách của bạn đọc, giới thư viện Mỹ rất nỗ lực để có thể cung cấp cho họ những tựa sách ở dạng số hóa. Mặc dù có tới hơn ba phần tư đã xây dựng được nguồn tư liệu điện tử, nhưng các thư viện đang vấp phải sự kháng cự mãnh liệt từ các nhà xuất bản lớn trên phương diện giá cả và quyền truy cập. Một số nhà xuất bản không bán sách điện tử cho thư viện hoặc hạn chế những tựa sách điện tử mà thư viện có thể mua. Họ cũng bán với giá khá cao, đặc biệt nếu so với tỷ lệ chiết khấu truyền thống khoảng 50% mà thư viện được hưởng khi mua sách giấy. Kèm theo đó, giao dịch thường đi với chính sách giới hạn truy cập đầy phiền hà như hạn chế số người đọc đồng thời, quy định thời gian hoặc số lượt truy cập tối đa mà thư viện có thể phục vụ. Nếu vượt quá giới hạn này, thư viện sẽ phải trả tiền để gia hạn sử dụng ấn phẩm.

Các nhà xuất bản muốn bán sách điện tử trực tiếp cho bạn đọc hơn. Khi bạn đọc nhận thấy việc mượn sách điện tử tại thư viện là miễn phí và quá thuận tiện vì họ thậm chí không cần bước chân khỏi nhà, bạn đọc sẽ không mua sách nữa. Bên cạnh đó, sách điện tử không bị rách nát khi lưu thông nên thư viện sẽ không phải thay thế chúng sau một thời gian như sách giấy. Vì vậy bán sách điện tử cho thư viện có thể gây thất thu cho ngành xuất bản.

Theo xu hướng chung của thế giới, xuất bản điện tử tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây. Về nguồn cung, đồng thời có sự ra đời của cả mô hình đại lý trung gian sách điện tử như Alezaa, Lạc Việt, Miki cũng như các dịch vụ chuyên biệt gắn với một nhà xuất bản hoặc một loại hình ấn phẩm cụ thể như YBook của NXB Trẻ, Classbook của NXB Giáo dục hay giải pháp xuất bản điện tử của Tinh Vân. Về phía cầu, một bộ phận người tiêu dùng, vốn đã trang bị cho mình những sản phẩm công nghệ tiên tiến như máy tính bảng và điện thoại thông minh đời mới nhất, cũng đang cần tìm những nguồn nội dung hấp dẫn và bổ ích để tải về và khai thác trên thiết bị của họ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại và thiếu đồng bộ trong việc kết nối giữa cung và cầu. Đó là việc chi trả cho ấn phẩm điện tử chưa thực sự trở thành thói quen của tâm lý tiêu dùng; là sự kém phổ biến và chi phí cao của hạ tầng thanh toán trực tuyến; là ý thức tôn trọng bản quyền không tốt làm các nhà xuất bản và các tác giả ngần ngại do dự và trên hết, văn hóa đọc của đại chúng vẫn là một yếu tố cần được tiếp tục nâng cao.

Yêu Cầu nền tảng công nghệ:

  • Nền tảng ứng dụng: hệ thống được xây dựng hoàn toàn trên nền tảng ứng dụng Web (Web application) với ưu điểm nâng cao tính linh hoạt trong sử dụng và dễ dàng cho quá trình nâng cấp mở rộng cả về phạm vi triển khai lẫn chức năng nâng cấp theo nhu cầu trong tương lai.
  • Môi trường hoạt động: hệ thống đáp ứng tính tương thích và có khả năng hoạt động trên nhiều loại trình duyệt web (web browser) thông dụng hiện nay như: Internet Explorer, Firefox, Chrome…;
  • Hệ thống đảm bảo có khả năng hỗ trợ truy cập thông tin từ các thiết bị di động cầm tay: Smartphone, Tablet,… trên các hệ điều hành thông dụng như Android, iOS.
  • Nền tảng công nghệ: hệ thống được phát triển trên nền tảng
  • Cơ sở dữ liệu: CSDL My SQL
  • Môi trường mạng: mạng Internet, WAN, LAN.
  • Môi trường máy chủ: hệ điều hành MS Windows Server, Enterprise Linux hoặc Unix…;
  • Môi trường máy trạm: hệ điều hành MS Windows Vista, Windows 7/8/10…; Đối với ứng dụng đọc sách: hệ điều hành cho smartphone iOS hoặc Android.

Hệ thống thư viện điện tử :

  • Tầng lưu trữ dữ liệu: là nơi triển khai hạ tầng phần cứng và các hệ thống lưu trữ chuyên dụng bao gồm hệ thống ưu trữ quản lý, chia sẻ file, sách; hệ quản trị CSDL lưu trữ các thông tin về tài liệu, quá trình sản xuất, báo cáo; CSDL quản lý phiên bản sách.
  • Tầng công cụ chức năng: là tầng cài đặt các hệ thống phần mềm bao gồm: phần mềm quản lý phiên bản sách biên tập, quản lý sách thành phẩm, các công cụ biên tập chuyên dụng, đóng gói, hệ thống phần mềm mã hóa bảo mật.
  • Tầng quản lý: là tầng cài đặt các phần mềm để các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn thực hiện việc biên tập, vận hành hệ thống qua giao diện web, desktop, cụ thể:

Trên là những tổng quan cơ bản về thư viện điện tử, Để chúng ta có những cái nhìn khái quát nhất.

Để được tư vấn tốt nhất xin liên hệ với chúng tôi. xin chân thành cảm ơn.